Bạn đang có trong tay một khoản tiền ở mức 10 tỷ trở lên, bạn đang muốn đầu tư vào một loại hình đầu tư sinh lời “an toàn” và “vững chắc” như Shophouse nhưng vẫn đang băn khoăn chưa biết “Shophouse là gì?” hay tại sao phải cần có “Kiến thức cơ bản cho người mới đầu tư shophouse?” Xin chúc mừng! Bạn đang tìm đúng bài viết dành cho mình rồi. Hãy dành thời gian đọc bài viết này đến cùng để có câu trả lời nhé.
Shophouse là gì?
Tại các thành phố lớn, ngay các con đường chính của trung tâm thương mại hoặc các khu đô thị, thường xuất hiện mô hình nhà phố liền kề có hoạt động kinh doanh, buôn bán - kết hợp để ở, đó gọi là Shophouse. “Nếu bạn đang sinh sống tại Hà Nội thì những ngôi nhà có mặt tiền giáp với mặt đường tại khu vực 36 Phố Phường hoặc các ngôi nhà kinh doanh buôn bán trong Phố Cổ Hội An – miền Trung” là một ví dụ điển hình cụ thể của Shophouse những thời kỳ đầu. Shophouse có nghĩa là “Nhà phố Thương Mại”.
Hình 1: 36 Phố Phường tại Hà Nội chính là minh hoạ điển hình lâu đời của Shophouse.
Shophouse là loại hình không mới trên thế giới. Ngày nay, Shophouse đã trở thành xu thế đầu tư của giới siêu giàu bởi tính khan hiếm, vị trí đầy ưu thế của chúng, giúp hình thành một tài sản sinh lợi bền vững trên thị trường.
Có nên đầu tư vào Shophouse?
Đây là câu hỏi mà chúng tôi thường gặp từ những khách hàng mới đầu tư Shophouse lần đầu. Còn những khách đã sở hữu Shophouse rồi thì họ sẽ thường hỏi “Khi nào Shophouse mở bán đợt tiếp theo?” để mua thêm một căn nữa vì họ đã trải nghiệm được những giá trị thực tế mà shophouse mang lại cho chủ sở hữu và cả khách hàng đi tìm thuê shophouse.
Shophouse cung cấp một vị trí đắc địa, mặt tiền nổi bật, giúp cho khách thuê lại shophouse để kinh doanh thường mạnh dạn chốt thời hạn hợp đồng thuê từ 5 đến 10 năm. Chủ nhà ngay lập tức có một nguồn lợi nhuận lớn từ việc thu tiền cho thuê từ 1 đến 2 năm.
Mặt tiền Shophouse được thiết kế đồng bộ nên trông rất bài bản, gần như phù hợp cho tất cả các ngành kinh doanh. Điều quan trọng là từ sự tiện ích của một dãy toà nhà cửa hàng giống nhau sẽ giúp chủ sở hữu loại bỏ ngay được nỗi lo lắng về vấn đề phá giá khi cho thuê mặt bằng giữa các chủ toà nhà.
Hình 2: Mặt tiền Shophouse được thiết kế đồng bộ, tạo nên khu phố sang trọng và đẳng cấp cho việc kinh doanh.
Tại các khu Đô thị, thị trường Shophouse dù khan hiếm nhưng lại là mặt hàng sinh lợi nhuận sớm nhất. Ngay cả khi thị trường có biến động thì Shophouse vẫn giữ nguyên giá trị của một căn Nhà Phố Thương Mại chứ không hề suy thoái, đây cũng chính là điều mà các nhà đầu tư luôn đặc biệt quan tâm hàng đầu.
Các nhà đầu tư thông thái sẽ quyết định “đầu tư shophouse” dựa trên một loạt các yếu tố như thị trường cho thuê văn phòng, môi trường sống xung quanh, lợi nhuận thu về và điều kiện kinh tế vĩ mô.
Ai nên đầu tư Shophouse?
Đặc điểm của khách hàng trung thành với thị trường shophouse thường là những nhà đầu tư dày dạn kinh nghiệm hoặc có xu hướng trở thành những nhà đầu tư chuyên nghiệp. Với mong muốn bảo toàn vốn an toàn và nhận mức lãi suất ổn định thu về từ shophouse, có thể cụ thể hoá hơn như sau:
- Những người có quan điểm đầu tư từ trung hạn đến dài hạn.
- Các cá nhân muốn bảo toàn vốn đầu tư của mình: Với lo lắng sờ sờ trước mắt khi bỏ ngân hàng 1 tỷ, ngân hàng phá sản chỉ còn 100 triệu cầm về thì việc mua bất động sản giá trị như shophouse sẽ là hình thức giữ tiền an toàn mà vẫn mang lại nguồn lợi nhuận.
- Các công ty gia đình hoặc các doanh nghiệp vừa và nhỏ, những người muốn kinh doanh ngành nghề riêng của mình nhưng lo sợ về vấn đề thay đổi địa điểm, giá cả trong thời kỳ đi thuê văn phòng, thì việc sở hữu một căn shophouse là giải pháp bền vững và an toàn.
- Người nước ngoài lưu trú tại Việt Nam cũng là đối tượng khách đặc biệt luôn quan tâm đến Shophouse hàng đầu bởi đây là loại hình đầu tư quá quen thuộc với họ.
Trong bối cảnh nguồn cung văn phòng chặt chẽ và giá thuê tăng, phộ phận nghiên cứu thị trường của công ty CBRE dự đoán rằng nhu cầu về shophouse cũng như các khối văn phòng cho thuê nhiều tầng sẽ được duy trì ổn định trong hai, ba năm tới.
Xu hướng đầu tư gần đây trong thị trường Shophouse.
Tại Singapore, Shophouse là biểu tượng văn hóa và được đánh giá là một tài sản có giá trị cao. Nhìn chung thì giá của shophouse thường không quá cao đối với những giá trị thực tế của một căn nhà phố thương mại mang lại.
Các shophouse trong khu vực trung tâm thành phố càng ngày càng trở nên khan hiếm đối với người mua lẫn người do thuê do vị trí đắc địa của nó. Sự quan tâm đến shophouse ngày càng tăng, nhu cầu càng nhiều đã đẩy giá shophouse trong trung tâm thành phố lên ngưỡng rất cao. Từ đó, các nhà đầu tư có xu hướng chuyển dịch sang đầu tư shophouse tại các khu đô thị mới để tận dụng tiềm năng khai thác tốt hơn.
Nhờ sự khan hiếm của mặt hàng này đã giúp shophouse trở thành xu hướng đầu tư hàng đầu của những người có tiền. Shophouse giúp chủ sở hữu giữ vững được giá trị tài sản của mình mà vẫn thu về lợi nhuận bất kể biến động thị trường. Thông thường không khó để tìm một người thuê lại shophouse để kinh doanh.
Hi vọng bài viết đã cung cấp được những thông tin cơ bản nhất về Shophouse – Nhà phố thương mại đến với bạn đọc. Tuy nhiên thì một bài viết thì chắc chắn không thể giải đáp hết toàn bộ thông tin chi tiết và nâng cao về shophouse bởi vì mỗi shophouse tại một khu vực là một dạng đầu tư khác nhau. Với kinh nghiệm nhiều năm tư vấn sinh lời cho khách hàng, chúng tôi luôn sẵn sàng chia sẻ lại ngay cho bạn. Nếu bạn có nhiều câu hỏi hơn, đừng ngại gọi cho chúng tôi hoặc điền vào form đăng ký để có câu trả lời chính xác nhất.
Bài viết thuộc bản quyền của sàn Sunland - Đất Nền Hoà Xuân. Vui lòng không sao chép.
ĐĂNG KÝ NHẬN TIN MỞ BÁN SỚM: SHOPHOUSE NGUYỄN PHƯỚC LAN NỐI DÀI.
Lô 33, B2.24, khu đô thị Nam Hòa Xuân, TP Đà Nẵng
Tầng 11, Tòa nhà ACB, 218 Bạch Đằng, Đà Nẵng